Nhiều điện thoại Samsung bị lỗi sọc xanh màn hình sau khi cập nhật
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.CEO Trần Lệ Nguyên ăn tết không thể thiếu... lẩu
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Đà Nẵng chọn đường ven biển đặt tên đường Võ Nguyên Giáp
Như Thanh Niên đã đưa tin, nắng nóng ở TP.HCM ngày càng gay gắt. Có thời điểm, nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Và không ít người mưu sinh dưới thời tiết nắng nóng cảm thấy đau đầu, mệt lả người. Để chống chọi nắng nóng, cụ thể là không bị say nắng, có người cho hay đã "thủ" sẵn thuốc chống say nắng mua ở nhà thuốc.Anh Đặng Hiên (37 tuổi, ngụ ở hẻm 220 Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ, cho biết từng bị ngất xỉu vì cả ngày phải chạy xe ngoài đường đưa đón khách, giao đồ, nên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc chống say nắng."Dược sĩ bán thuốc hạ thân nhiệt. Khi cảm nhận nhiệt trong cơ thể tăng lên thì tôi lấy ra hòa tan để uống. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm thuốc giãn cơ và một số dung dịch bù nước điện giải để uống giúp bù nước nhanh và điều tiết lại cơ thể", anh Hiên cho hay và kể về tên những loại thuốc anh sử dụng là: Efferalgan Codeine, Oresol Pluz…Nguyễn Công Thảo (27 tuổi), cho biết hàng ngày phải di chuyển từ đường Dương Đình Cúc (H.Bình Chánh, TP.HCM) đến TP.Bến Cát (tỉnh Bình Dương) để làm việc về phân phối sản phẩm xây dựng. Liên tục đi lại trong thời tiết nắng nóng nên anh Thảo cho hay thường uống thuốc Corticoid. "Tôi đề phòng nên uống thuốc trước khi ở nhà", anh Thảo nói.Nữ tài xế xe ôm nghệ Huỳnh Thị Thảo Liên (32 tuổi, ngụ ở đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết vì đặc thù công việc thường xuyên ở ngoài trời, nên khi vô tình xem trên mạng xã hội, thấy quảng cáo về một loại viên uống chống nắng xuất xứ từ nước ngoài "giúp tạo hàng rào bảo vệ da, giảm sự tấn công của UV gây hại" nên đã nhanh chóng mua và sử dụng hàng ngày.Trên nhiều nền tảng thương mại, đã và đang xuất hiện nhiều bài đăng về những "viên uống chống nắng hiệu quả an toàn nhất hiện nay", "viên uống chống nắng nổi tiếng nhất trên thị trường bởi hiệu quả đỉnh cao khi sử dụng"… Trong đó nhấn mạnh ưu điểm là bảo vệ da và phòng ngừa ung thư rất hiệu quả, sản phẩm có khả năng chống nắng tốt khi kết hợp kèm theo kem chống nắng, có khả năng chống lão hóa hay cải thiện thâm không quá rõ rệt khi sử dụng.Huỳnh Lan Hạ (28 tuổi), làm việc tại 364 Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), kể: "Tôi có mua viên uống chống nắng hơn 2 triệu đồng/hộp/60 viên. Dù giá thành cao, nhưng vì muốn chống say nắng, và muốn bảo vệ sức khỏe nên mua để dùng".Theo bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương, làm việc tại Phòng khám Bệnh viện ĐH Y dược 1 (Q.10, TP.HCM), nên cẩn trọng chứ không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống say nắng."Vì từng loại thuốc có thể gây tác dụng phụ. Chẳng hạn, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài với liều lượng cao thì để lại tác dụng phụ nghiêm trọng như: loãng xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể bị loét dạ dày tá tràng… Còn khi uống thuốc Oresol, nếu không có liều dùng và cách dùng phù hợp, uống với nồng độ quá đặc cũng sẽ để lại hệ lụy với những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng, khó thở…", bác sĩ Phương nói.Đối với những viên uống chống nắng được rao bán trên các nền tảng thương mại điện tử, bác sĩ Phương cũng khuyến cáo cẩn thận kẻo sử dụng phải hàng giả vì không ít sản phẩm nổi tiếng từng bị làm giả trên thị trường. Mỗi loại sản phẩm sẽ bao gồm nhiều thành phần, có thể gây dị ứng với người sử dụng."Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để an toàn, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Phương lưu ý.Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương chia sẻ một số cách có thể giúp chống say nắng, thay vì tìm đến các loại thuốc.Có thể là uống nhiều nước. Ngày thường uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thì khi thời tiết oi bức hãy tập thói quen uống nước từ 3-4 lít/ngày. Sử dụng thêm những loại nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E.Khi cảm thấy mệt, nên tìm bóng râm, nơi có máy điều hòa nhiệt độ. Cũng nên sử dụng trang phục làm bằng chất liệu thoáng khí như cotton, vải lanh. Những loại vải này sẽ không khiến cảm thấy bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn khi nóng. Ngoài ra, nên chọn những loại vải có màu sáng, vì sẽ hấp thụ ít ánh nắng mặt trời hơn so các gam màu tối.Ra đường khi nhiệt độ quá cao, cần phải có áo chống nắng, khẩu trang, kính râm. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao.
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Bệnh viện FV: Môi trường an toàn, bác sĩ yên tâm
Ông Trần Anh Tú hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Còn ở VFF, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn. Tại AFF Cup 2024, ông Tú với vai trò trưởng đoàn, đã cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024.Được biết đến là một người có đóng góp lớn cho bóng đá Việt Nam, việc ông Trần Anh Tú xin rút lui khỏi hai chức danh quan trọng của bóng đá Việt Nam gây sốc cho giới bóng đá cũng như giới truyền thông.Ông Trần Anh Tú đã viết đơn xin từ nhiệm lên Ban chấp hành và thường trực VFF cũng như Hội đồng quản trị VPF. Lý do muốn tập trung vào kinh doanh và vẫn hỗ trợ cho các hoạt động của bóng đá. Dưới thời ông Trần Anh Tú, futsal Việt Nam có bước phát triển vượt bậc khi 2 lần đoạt vé đến sân chơi World Cup (2016 và 2021), đoạt ngôi á quân Đông Nam Á 2024. Futsal nữ Việt Nam đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á và đang cạnh tranh tấm vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.Nhờ đóng góp của Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú, guồng quay giải vô địch quốc gia nữ vận hành đều đặn trong những năm qua. Cộng với sân chơi Cúp quốc gia nữ, đây là đấu trường đã giúp các cầu thủ nữ Việt Nam được mài giũa, qua đó giành 4 HCV SEA Games liên tục (2017, 2019, 2022, 2023), chức vô địch AFF Cup 2019 cùng tấm vé dự World Cup 2023 lần đầu trong lịch sử.Trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn, ông Trần Anh Tú cũng cùng ban chuyên môn VFF xây dựng kế hoạch cho các cấp độ đội tuyển quốc gia. Đơn cử có chuyến tập huấn tại Hàn Quốc của đội tuyển Việt Nam, sau đó đã giúp cầu thủ cải thiện thể lực và vô địch AFF Cup 2024.Dấu ấn chuyên môn với cả bóng đá nam, nữ và futsal là minh chứng cho nỗ lực của ông Trần Anh Tú trên nhiều cương vị. Trong bối cảnh futsal nam Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới (tốp 10 châu Á) còn futsal nữ đã tiến gần tốp 10 thế giới, đây là thành quả của quá trình đầu tư chuyên nghiệp lẫn phong trào mà ông Trần Anh Tú góp công xây dựng.